Hướng dẫn ủ phân chuồng đạt hiệu quả cao

12 Tháng Tám 2021

CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG ĐẠT HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Từ xa xưa đến nay, bà con nông dân ở vùng nông thôn đã có thói quen sử dụng phân chuồng để làm phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây. Mặc dù phân chuồng ủ là một loại phân rất tốt, giúp cải tạo đất nông nghiệp, mặt khác cung cấp nhiều nguyên tố vi và đa lượng cho cây không thua kém phân hóa học, tuy nhiên, trong phân chuồng chứa một hàm lượng amoniac cực cao đủ để đốt cháy cây trồng  nếu bón trực tiếp mà không qua các phương pháp ủ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách ủ phân chuồng đúng cách và hiệu quả. Bà con hãy theo dõi bài viết dưỡi đây để hiểu rõ hơn về quy trình nhé.

Xem thêm thông tin về hàm lượng dinh dưỡng trong các loại chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm tại website: http://huucosinhhocviet.vn/ham-luong-dinh-duong-co-trong-phan-chuong

  1. Các phương pháp ủ phân chuồng hiện nay

Ủ phân : Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.

Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.

Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.

Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.

Độn chuồng : Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận.

Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN

Có 3 phương pháp ủ phân:

  1. Ủ nóng :Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

  1. Ủ nguội :Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

  1. Ủ nóng trước, nguội sau :Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.

Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

(Cục Trồng Trọt)

  • CÁCH Ủ PHÂN GÀ CÙNG CHẾ PHẨM VBIO-2 

Tại sao cần sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân?

Việc sử dụng các phân chuồng tươi thường gây ra tình trạng đất sẽ bị mất dinh dưỡng. Một trong số đó có cách ủ phân chuồng kết hợp với chế phẩm sinh học là tối ưu nhất. Trong phân chuồng có chứa rất nhiều độc tố như: chất kích thích, kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn có hại…

Một trong số các loại độc tố này có thể khử đi khi sử dụng cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học. Đặc biệt là, phân chuồng sẽ chuyển hóa thành phân súc vật, các nguyên liệu khác sẽ chuyển thành mùn hữu cơ. Đây đều là các dưỡng chất không thể thiếu trong các phản ứng hóa học có trong đất phì nhiêu.

Ưu điểm của men vi sinh VBIO-2: 

  • Hiệu quả đã được chứng minh 1 kg VBIO-2 có thể lên men 1-10 tấn rác hữu cơ. Nó cũng có thể được sử dụng cho các vật liệu khó lên men khác.
  • Nhiệt độ lên men tăng nhanh chóng lên đến 70 ° C, tiêu diệt vi khuẩn có hại, ký sinh trùng trứng và hạt cỏ một cách hiệu quả trong quá trình lên men. 
  • Giảm mùi chất thải nhanh chóng.
  • Giúp tạo ra enzyme đường hóa, protease, amylase, lipase, v.v. trong quá trình lên men. 
  • Có thể phân hủy các chất hoạt động như: glucose, axit amin, nhóm vitamin, auxin và nitơ, lân, kali và vi lượng cần cho cây trồng. 
  • Phân bón được lên men bằng VBIO-2, có hàm lượng chất hữu cơ cao, đa dạng chất dinh dưỡng. 
  • Không độc hại, không gây hại, không ô nhiễm. 

Sau khi đã gom đủ số lượng phân cần ủ. Cùng thực hiện cách ủ phân chuồng với men vi sinh thế hệ mới VBIO-2 như sau: 

  • Nguyên liệu: 

Vật liệu A: Phân chuồng/ rác hữu cơ có độ ẩm từ 40% - 50% 

Vật liệu B: Men vi sinh VBIO-2 

Nguyên liệu C: (Áp dụng cho lên men nước)  Trộn 1kg men với 100g đường và 100kg nước; sau đó ngâm hỗn hợp trong 3-6 giờ cuối cùng là thêm trấu và cám, trộn đều.

  • Các bước: 
  1. Cho 1 kg VBIO-2 vào 1 tấn nguyên liệu thô và trộn đều 

(Nếu chất thải quá ẩm trộn thêm trấu, mùn cưa,…)

  1. Chất thành đống cao khoảng một mét, rộng 2 mét rồi ủ men. 

(Hoặc lên men nước với Vật liệu C, hiệu ứng sẽ rõ ràng hơn.)

  1. Khi nhiệt độ thời tiết dưới 10 ° C, dùng màng nhựa che phủ để tăng nhiệt độ nhanh chóng. Nhiệt độ bên trong đống phải được kiểm soát ở khoảng 70 ° C. Chất dinh dưỡng có thể bị thất thoát do nhiệt độ cao hơn. 
  2. Đảo đống thường xuyên trong quá trình lên men khi nhiệt độ lên đến 65-70 .
  3. Khi được ủ kỹ cho mẻ đầu tiên, được gọi là Chất phụ trợ. 
  4. Sử dụng Chất phụ trợ (150kg) + Men vi sinh VBIO-2 (1kg) phối hợp với nhau cho 10 tấn phân chuồng/ rác hữu cơ. 
  • Một số lưu ý khác 

Khi nào nên sử dụng phân chuồng cho cây trồng?

Theo kinh nghiệm của nông dân, khi trồng rau màu như: các loại bí, đậu nên sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục đem trải và trộn đều vào đất trước khi trồng. Điều này giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất tốt hơn.

Có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoai cho loại rau ăn lá. Nên dùng lại phân chuồng từ vụ trước cho các loại rau như: bắp cải, cà chua và các loại cây ăn củ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng của phân chuồng hãy sử dụng phương pháp cày vùi phân cho cây.

Người ta sẽ trải phân phủ đều trên mặt đất rồi dùng cuốc hoặc cày để vùi phân xuống. Nếu trải phân và để lâu trên bề mặt đất suốt 4 ngày thì sẽ mất đi 21% chất dinh dưỡng. Còn khi thực hiện phương pháp cày vùi thì lượng thất thoát này chỉ mất đi 5%.

Lưu ý trong cách ủ phân chuồng

Để thực hiện cách ủ phân chuồng đúng các bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Chọn địa điểm phù hợp

Việc đầu tiên cần làm là bạn phải chọn được chỗ ủ cho phân. Một khu vực mà thuận tiện cho cả việc ủ và sử dụng phân đã ủ. Địa điểm lý tưởng là nơi có khả năng thoát nước tốt, cách xa giếng hoặc nơi ở để tránh gây ô nhiễm môi trường sống.

  • Sử dụng bạt che chất lượng

Khi sử dụng bạt che sẽ giúp phân không bị rửa trôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Điều này cũng góp cho phân bón không bị khô giòn vào hè và hỗn độn vào mùa đông. Nên sử dụng một tấm bạt sịn nhất khi bạn ủ phân ở khu vực có nhiều gió.

  • Giữ ẩm cho phân ủ

Hãy để phân ủ luôn ẩm ướt nhất là vào màu hè, phân rất cần nước. Tuy nhiên bạn cũng phải điều chỉnh độ ẩm vừa phải cho phân chứ không nhỏ giọt quá nhiều.

  • Phân chuồng cần được cấp ẩm
  • Nhiệt độ thích hợp cho phân ủ

Để cách ủ phân chuồng đạt hiệu quả cao bạn nên để nhiệt độ 40-45oCđể các vi khuẩn có lợi phát triển. Còn muốn tiêu diệt vi khuẩn có hại phân hữu cơ phải đạt mức 50oC- 60oC trong khoảng 3 ngày. Hãy sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phân một cách tốt nhất. Nhiệt độ càng tăng thì cũng là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Nếu nhiệt độ giảm đi hãy trộn đều phân để không ảnh hưởng đến chất lượng phân ủ chuồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về lợi ích liên quan đến phân hữu cơ hay phân ủ chuồng. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được các cách ủ phân chuồng đạt chuẩn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng.

Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sử dụng các chế phẩm sinh học cho cây trồng hãy truy cập vào website: huucosinhocviet.vn để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé!

 

Để lại bình luận của bạn